Vải đũi là một trong những loại vải được các tín đồ thời trang cực kì ưa chuộng, nhất là trong thời tiết mùa hè nóng bức. Với những đặc điểm độc đáo, vải đũi cho phép thợ may tạo nên những bộ cánh lộng lẫy mà không kém phần thoải mái, dễ chịu. Vậy vải đũi là gì, vì sao lại được yêu thích đến vậy, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
1. Vải đũi là gì?
Vải đũi là một trong những loại vải được làm từ tơ tằm. Ở một số nơi vải còn được gọi là vải lanh do được dệt thành từ sở lanh. Loại vải lanh này nhuộm từ trái mặc nưa nên có màu rất mộc mạc, giản dị.
Bề mặt của vải trông hơi thô ráp nhưng không gây ngứa ngáy hay cảm giác xù xì khi mặc lên. Với trọng lượng nhẹ và chất vải xốp, sợi đũi mặc vào mùa hè sẽ cho người mặc cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu.
Có vẻ giống vải thô nhưng thực chất lại mềm mịn hơn. Do đó nó được sử dụng nhiều để may các bộ quần áo đơn giản, không cầu kì. Không chỉ thế, những bộ quần áo trẻ trung được may từ vải đũi không những không làm giảm đi vẻ sang trọng mà còn giúp người mặc thêm phần khí chất, tinh tế.
2. Quá trình sản xuất vải đũi
Quy trình sản xuất tương đối giống các loại vải khác nhưng có những bước đặc thù khác. Quy trình bao gồm 4 bước chính: nấu sợi đũi, kéo thành sợi, phơi sợi và dệt vải.
Bước 1: Nấu sợi đũi
Đây là bước đầu tiêu trong quá trình tạo nên một mảnh vải. Vải sẽ được dệt từ những sợi đũi hay chính là lụa thô. Sợi đũi được lấy từ kén của tằm giống như quá trình dệt lụa. Tuy nhiên điểm khác ở đây là sợi đũi to hơn nhiều so với lụa. Do đó người làm vải thường nấu kén tằm thật kỹ để kén mềm ra.
Bước 2: Kéo thành sợi
Đây là công đoạn khá quan trọng trong quá trình làm vải đũi. Sau khi kén đã được luộc mềm, người làm vải sẽ kéo kén trong một chậu nước. Công đoạn này sẽ được làm bằng tay hoàn toàn và được gọi là kéo củi. Công đoạn này yêu cầu sự khéo tay của người làm để cho ra được những sợi đũi đẹp.
Bước 3: Phơi sợi đũi
Sau khi người làm vải kéo sợi đũi xong, những sợi này được buộc lại thành bó và đem phơi dưới ánh nắng cho khô. Để tránh tình trạng bị ẩm mốc, các bó đũi này sẽ phải được phơi khô hoàn toàn trước khi mang đi dệt thành vải.
Bước 4: Dệt vải
Đây là khâu cuối cùng trong quá trình làm vải đũi. Trong khâu này, những người thợ sẽ dùng vun đũi để dệt nên những thớ vải. Sau khi hoàn thành, được bán đến tay khách hàng để may quần áo, chăn gia gối đệm hay khăn rèm,…
3. Kinh nghiệm phân biệt các loại vải đũi
Hiện nay do nhu cầu sử dụng lớn, rất nhiều loại vải đũi khác nhau đã được ra đời. Một số loại đũi phổ biến có thể kể đến như:
Vải đũi xước: Bề mặt của loại vải này khá mềm mịn, mặc lên mang lại cảm giác thoáng mát dù chất vải dày dặn. Loại vải này thường gặp ở áo dài hay áo sơ mi.
Vải đũi thô: Chất vải này được ưa chuộng bởi tính bền của nó. Với bề mặt trơn phẳng, vải đũi thô hay được nhà may sử dụng để may chân váy, quần shorts hay áo sơ mi thô,…
4. Đánh giá tổng quát về vải đũi
4.1 Ưu điểm được nhiều người yêu quý
Nhìn chung, vải đũi được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn sử dụng nhờ những ưu điểm đáng khen của nó. Có thể kể đến một số ưu điểm như:
– Nhẹ nên không gây nặng nề cho người mặc
Trọng lượng vải khá nhẹ giúp cho các sản phẩm may từ chất đũi cũng rất nhẹ nhàng. Trong mùa hè khiến ai cũng cảm thấy nóng nực, khó chịu thì đây lại chính là ưu điểm giúp chất vải này được nhiều người lựa chọn và sử dụng trong mùa hè.
– Chất liệu thông thoáng
Với những đặc tính sẵn có, quần áo may từ loại vải này có thể dễ dàng thấm hút mồ hôi, giúp cơ thể giải nhiệt. Đây là lý do loại vải này bán cực kỳ chạy trong mùa hè.
Chất liệu vải thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi
– Thành phần vải từ thiên nhiên
Có nguồn gốc giống như lụa, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi mặc loại vải này lên da mà không lo kích ứng hay có hại cho sức khỏe. Những khách hàng có làn da nhạy cảm sẽ không cần phải lo lắng khi lựa chọn sử dụng loại vải này.
– Mẫu mã đa dạng
Với những đặc tính trên, vải đũi có thể dễ dàng tạo kiểu thành các mẫu mã cùng nhiều màu sắc khác nhau. Điều này là ưu điểm giúp vải được lựa chọn trong nhiều loại quần áo từ bình dân đến cao cấp.
4.2 Nhược điểm
Tuy nhiên, vẫn còn một số nhược điểm có thể gây khó chịu cho người sử dụng. Cụ thể, vải rất dễ để lại gấp nếp hay dễ bị nhăn hơn nhiều so với các loại vải thông thường.
Để khắc phục tình trạng này, nhiều nhà cung cấp vải đã pha trộn vải với các loại sợi tổng hợp khác. Lúc này vải bớt nhăn hơn nhưng lại kém thấm hút và gây bí bách hơn. Do đó người mua vải cần phải cẩn thận khi mua loại vải này.
5. Những trang phục thường sử dụng vải đũi
Như đã phân tích ở trên, vải đũi được sử dụng để làm nên rất nhiều các loại trang phục nhờ những ưu điểm tuyệt vời. Trong mùa hè, ngành thời trang may dệt lên ngôi với những bộ quần áo ngủ tại nhà bằng chất đũi mang đến cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho người mặc. Thường xuyên xuất hiện trong các loại trang phục như áo dài, áo sơ mi, váy dài, váy ngắn,…
Những năm gần đây, vải đũi bắt đầu len lỏi vào cả thời trang công sở. Những bộ quần áo mộc mạc nhưng không kém phần lịch thiệp, trang nhã đã khiến chất liệu này lọt vào mắt xanh của nhiều brand đồ công sở và tín đồ của dòng thời trang này.
Không chỉ trong quần áo, chăn ga gối cũng là lĩnh vực sử dụng rất nhiều. Những bộ chăn ga gối đệm từ chất đũi sang trọng mà vẫn mềm mại, thoáng mát mang lại giấc ngủ êm ái cho người dùng.
6. Giá bán của vải đũi trên thị trường hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại vải đũi khác nhau, do đó mức giá cũng cao thấp khác nhau. Thông thường vải sẽ được bán theo cân hoặc mét tùy vào của hàng và nhu cầu mua của khách hàng.
Giá bán lẻ trên thị trường hiện nay dao động từ 50 – 150 nghìn đồng 1 mét vải tùy vào chất lượng vải. Người mua có thể dễ dàng mua được loại vải này ở cửa hàng hay cả các trang thương mại điện tử.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về loại vải đũi cũng như các lưu ý cần biết về loại vải này. Qua bài viết trên, bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin hãy để lại bình luận ở phía dưới để chúng mình giải đáp giúp bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.