Quy định về bảo hộ lao động căn cứ tại Điều 58 và Điều 100 quy định về công tác bảo hộ lao động theo Pháp lệnh của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, các văn bản chỉ rõ người lao động có quyền được làm việc trong điều kiện vệ sinh, an toàn. Đồng thời, qua đó nâng cao ý thức và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động nhằm hạn chế những rủi ro, phòng ngừa tai nạn lao động.
Nội Dung Chính
1. Thực trạng tai nạn lao động tại Việt Nam hiện nay
Theo số liệu thống kê năm 2017, trên cả nước, số người chết do tai nạn lao động là 928 người (bằng 11% số nạn nhân tai nạn giao thông). Trong đó, báo cáo chỉ ra có hơn 45% số vụ tai nạn lao động có nguyên nhân xuất phát từ chính lỗi của người sử dụng lao động. Ngoài thiệt hại về người, tai nạn lao động còn làm tăng các chi phí thuốc thang, mai táng, tiền bồi thường cho người chết và bị thương tới hơn 1540 tỷ đồng với tổng thiệt hại về tài sản lên đến gần 5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tai nạn lao động làm thiệt hại thời gian tới 136.918 ngày làm việc,…
Theo phân tích, các vụ tai nạn lao động có nguyên nhân từ người sử dụng lao động và được chia làm 3 nhóm nguyên chính như:
+ 14,6% tổng số vụ tai nạn lao động do không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn cụ thể.
+ 12,31% tổng số vụ tai nạn lao động do người lao động chưa được huấn luyện đầy đủ kiến thức, các biện pháp an toàn lao động.
+ 10% tổng số vụ tai nạn lao động do sử dụng thiết bị không đảm bảo an toàn lao động
Trong đó, nguyên nhân chính gây ra những vụ tai nạn lao động chết người đến từ chính việc người lao động không huấn luyện hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ. Đã có rất nhiều những doanh nghiệp thờ ơ trong việc cung cấp kiến thức và trang bị đồ bảo hộ cho người lao động khi làm việc.
Một số liệu chỉ ra gần đây cho thấy: 20,8% tổng số vụ tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng, tổng số người chết là 19,7%. Còn trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 9,2 % tổng số vụ tai nạn lao động.
Nhằm hạn chế tình trạng tai nạn lao động đáng báo động kể trên cần có sự ra tay và vào cuộc mạnh mẽ của những cơ quan chức năng trong ban ngành, chủ động, quyết liệt rút giấy phép hoạt động, có những chế tài xử phạt thật nặng với những đơn vị cung cấp dịch vụ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động có hành vi gian dối, cấu kết cùng đơn vị, doanh nghiệp để xảy ra tình trạng trên.
2. Một số những quy định về bảo hộ lao động tại Việt Nam hiện nay
Điều 1:
Người sử dụng lao động, người lao động là các cá nhân, tổ chức, kể cả các cá nhân, tổ chức nước ngoài đang sinh sống và lao động tại Việt Nam đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các quy định về công tác bảo hộ lao động căn cứ theo Pháp lệnh của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định và chỉ rõ tại Điều 58 và Điều 100.
Điều 2:
Người lao động có quyền được làm việc trong điều kiện vệ sinh phù hợp, an toàn. Theo đó, Nhà nước có trách nhiệm chăm lo phù hợp với điều kiện, tình hình phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó là sự phối hợp giữa cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội nhằm đảm bảo các điều kiện vệ sinh phù hợp, an toàn trong quá trình làm việc mà người lao động được hưởng.
Điều 3:
Được làm việc trong điều kiện vệ sinh phù hợp, an toàn là quyền lợi của người lao động. Đồng thời, người lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh lao động, an toàn lao động.
Điều 4:
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ đảm bảo điều kiện làm việc vệ sinh, an toàn cho người lao động.
Điều 5:
Người lao động và người sử dụng lao động phải có bổn phận, hiểu biết rõ ràng những quy chuẩn về vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, các tiêu chuẩn lao động.
Điều 6:
Cơ quan Nhà nước quản lý ngành sẽ ban hành tiêu chuẩn vệ sinh lao động, an toàn lao động áp dụng riêng cho ngành trực thuộc đó nhưng đảm bảo phù hợp với những tiêu chuẩn do Hội đồng bộ trưởng ban hành về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Hội đồng bộ trưởng hoặc các cơ quan pháp quyền được Hội đồng bộ trưởng ủy quyền sẽ ban hành áp dụng cho nhiều ngành trong phạm vi cả nước về tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Điều 7:
Nhà nước khuyến khích bằng các biện pháp thỏa đáng, chính sách thích hợp cho việc nghiên cứu khoa học – kỹ thuật bảo hộ lao động, việc kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu các trang thiết bị, dụng cụ phương tiện bảo vệ người lao động.
Trên đây là tổng hợp những quy định về bảo hộ lao động tại Việt Nam đã được Nhà nước ban hành. Việc thực hiện nghiêm túc các quy định sẽ giúp bảo vệ chính bản thân người lao động, xây dựng một môi trường lao động văn minh, an toàn.