Giải đáp từ A đến Z thắc mắc về đồng phục công nhân thực phẩm

Đồng phục công nhân thực phẩm là loại trang phục có tính đặc thù cao khi phải tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm. Thực phẩm cần xử lý chế biến có thể là đồ tươi sống, đồ đóng hộp hay các loại nông sản hàng đầu của Việt Nam. Ngoài việc hạn chế mức cao nhất tác động từ nguồn thực phẩm có thể sinh ra trong quá trình sơ chế, đóng gói, bộ đồng phục công nhân thực phẩm còn là dấu hiệu nhận diện đặc trưng cho nghành hàng và doanh nghiệp.

1. Những vật phẩm có trong bộ đồng phục công nhân thực phẩm

1.1. Mũ trùm đầu

Do đặc thù nghề nghiệp, đồng phục công nhân thực phẩm bắt buộc phải có mũ trùm đầu. Vật dụng này sẽ giúp đầu tóc của công nhân (đặc biệt với công nhân nữ) gọn gàng, tránh rơi rụng vào thực phẩm đang chế biến. Hơn nữa, với thời gian làm việc theo ca kéo dài liên tục, đảm bảo đầu tóc sẽ giúp công nhân làm việc thoải mái và tập trung hơn. 

Mũ công nhân thực phẩm thường có dáng mũ lưỡi trai và có phần bao tóc với công nhân nữ. Chất liệu của mũ gồm vải kate silk, kaki 65/335,… 

Mũ trùm đầu dành cho nhân viên ngành thực phẩm
Mũ trùm đầu dành cho nhân viên ngành thực phẩm

1.2. Quần áo

Tùy theo vị trí làm việc mà công nhân sẽ mặc đồng phục được thiết kế khác nhau. Với môi trường chế biến hải sản, thịt hoặc các thực phẩm tươi sống khác, quần áo đồng phục công nhân thực phẩm sử dụng chất liệu vải kate mỏng nhẹ và đảm bảo thấm hút mồ hôi tốt. Với môi trường nhà bếp thuộc các doanh nghiệp, nhà máy, quần áo đồng phục công nhận sẽ đơn giản hơn. Công nhân được phép mặc quần áo bằng chất liệu cotton dễ thấm hút nhưng phải đeo găng tay và tạp dề để đảm bảo vệ sinh.

Quần áo, trang phục bảo hộ dành cho nhân viên chế biến
Quần áo, trang phục bảo hộ dành cho nhân viên chế biến

1.3. Găng tay

Công nhân thực phẩm bắt buộc phải đeo găng tay để đảm bảo vệ sinh, tránh nguy cơ làm biến đổi chất lượng sản phẩm (thực phẩm tươi sống). 

Găng tay chế biến, sản xuất thực phẩm giúp đảm bảo vệ sinh
Găng tay chế biến, sản xuất thực phẩm giúp đảm bảo vệ sinh

1.4. Khẩu trang

Công nhân thực phẩm được yêu cầu bắt buộc phải đeo khẩu trang trong quá trình làm việc. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện tại, việc đeo khẩu trang còn đảm bảo sức khỏe chung cho doanh nghiệp. Thông thường, công nhân thực phẩm sẽ đeo khẩu trang nhựa hoặc khẩu trang y tế.

Khẩu trang nhựa được sản xuất từ nhựa dẻo có thể tái sử dụng nhiều lần. Khẩu trang y tế dành cho công nhân thực phẩm gồm khẩu trang 3M hoặc khẩu trang 4 lớp. Sử dụng khẩu trang có công dụng ngăn chặn mồ hôi, nước bọt và vi khuẩn từ miệng rơi xuống thực phẩm đang chế biến. 

Khẩu trang, vật dụng không thể thiếu để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm
Khẩu trang, vật dụng không thể thiếu để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm

2. Tác dụng của bộ đồng phục công nhân thực phẩm

2.1. Hạn chế mùi của thực phẩm tươi sống tới người công nhân

Mùi của thực phẩm tươi sống (hải sản, gia cầm,…) có thể bám mùi gây khó chịu và ảnh hưởng tới hệ hô hấp nếu công nhân tiếp xúc trong thời gian dài. Do đó, đồng phục công nhân thực phẩm cần đảm bảo tuân thủ yêu cầu về thiết kế và độ bền. Vải được chọn làm chất liệu thường có chất lượng cao, giữ mùi và thấm hút tốt. Nếu vải dễ rải, thấm nhanh, khả năng bám mùi thực phẩm lên công nhân rất lớn.

Ngoài ra, đồng phục công nhân thực phẩm được tính toán rất cẩn thận trong khâu thiết kế. Ví dụ khuy kéo, nút cài không được lỏng lẻo để mùi thực phẩm bám vào cơ thể công nhân nhưng cũng không được quá chặt dẫn đến nguy cơ không di chuyển được. 

Sử dụng đồng phục giúp hạn chế gây mùi và đảm bảo vệ sinh tuyệt đối
Sử dụng đồng phục giúp hạn chế gây mùi và đảm bảo vệ sinh tuyệt đối

2.2. Giữ vệ sinh trong dây chuyền chế biến thực phẩm

Những quốc gia tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản,… thường có tiêu chuẩn nhập khẩu thực phẩm rất khắt khe. Để có thể xuất được các lô hàng sang các nước này, doanh nghiệp chế biến thực phẩm cần đảm bảo khâu sản xuất và kiểm định vệ sinh chặt chẽ. Hơn nữa, chỉ một sai sót nhỏ ở bất kỳ khâu nào trong tổng thể dây chuyền chế biến thực phẩm đều có thể khiến toàn bộ lô hàng bị đối tác từ chối. Do đó, đồng phục công nhân thực phẩm được xem như yêu cầu bắt buộc phải có ở mỗi doanh nghiệp.

Ví dụ, chống nhiễm khuẩn trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm được xem như yêu cầu bắt buộc. Dựa vào yêu cầu này, đồng phục công nhân thực phẩm thường không bao giờ có nút do những nút này có thể bị vi khuẩn bám vào, oxi hóa do môi trường. Trong trường hợp nút bị lỏng và rơi xuống, chúng có thể trở thành nguy cơ gây ô nhiễm với thực phẩm.

2.3. Đem lại sự đồng bộ, chuyên môn hóa công việc

Văn hóa sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp có thể được tạo dựng từ những yếu tố nhỏ nhất như sự chuyên nghiệp trong khâu lựa chọn đồng phục. Đồng phục công nhân thực phẩm thường được đặt hàng sản xuất hàng loạt và có in kèm logo công ty. Nhờ vậy mà quá trình quản lý nhân sự được dễ dàng hơn. Các công nhân thực phẩm khi làm việc sẽ cảm nhận được sự gắn bó giữa mình với doanh nghiệp, không có sự phân biệt cao thấp, sang hèn trong nội bộ người lao động. Đồng thời, những hình ảnh này dễ thu hút đối tác và khách hàng về sự đồng bộ, chuyên môn hóa trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp.

Đồng phục cho công nhân thực phẩm giúp mang lại sự đồng bộ, chuyên nghiệp
Đồng phục cho công nhân thực phẩm giúp mang lại sự đồng bộ, chuyên nghiệp

3. Những tiêu chí khi lựa chọn đồng phục dành cho công nhân thực phẩm

3.1. Có sự thông thoáng, thoải mái cho từng người công nhân

Chỉ khi công nhân cảm nhận được sự thoải mái, họ mới có thể toàn tâm làm việc và cống hiến cho công ty. Nếu bắt buộc phải mặc đồng phục không vừa vặn, quá vướng víu hay khó chịu, hiệu suất làm việc của công nhân sẽ thấp. Khi may đồng phục, công nhân cần lưu ý lựa chọn kiểu dáng phù hợp với số đo cơ thể, tránh mẫu đồng phục quá nhiều chi tiết rườm rà và chất lượng vải thấp.

3.2. Đảm bảo khả năng chống thấm nước của bộ đồng phục

Với những loại thực phẩm như hải sản, gia cầm, …. công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao. Vậy nên, đồng phục phải có khả năng chống nước tốt, cách nhiệt và bền bỉ, không dễ rách. Nếu thường xuyên đứng làm việc theo ca với thời gian kéo dài, công nhân thực phẩm có thể đối diện với tình trạng ra mồ hôi gây bí da, ngứa ngáy. Do đó, đồng phục công nhân thực phẩm nên được thiết kế thấm khí và hút ẩm tốt.

3.3. Phân biệt được khu vực làm việc của công nhân

Trong một dây chuyền sản xuất sẽ bao gồm rất nhiều khu vực, phòng ban theo chuyên môn, lĩnh vực riêng. Đồng phục của công nhân thuộc từng khu vực, phòng ban này cần được thiết kế riêng để có thể phân biệt và dễ dàng quản lý.

4. Tham khảo 5+ mẫu đồng phục của nhân viên chế biến thực phẩm

4.1. Nhân viên làm bánh

Đồng phục nhân viên làm bánh bao cũng bao gồm quần áo, mũ, khẩu trang, tạp dề… Đặc biệt, màu sắc được lựa chọn thường sẽ thiên về tone trắng hoặc trung tính như kem, be sữa,… Những mẫu đồng phục dưới đây thường xuyên được sử dụng cho nhân viên tại các cửa hàng bánh.

Mẫu đồng phục đẹp, chuyên nghiệp dành cho nhân viên làm bánh
Mẫu đồng phục đẹp, chuyên nghiệp dành cho nhân viên làm bánh

4.2. Công nhân chế biến hải sản

Do đặc thù của môi trường làm việc, công nhân chế biến hải sản thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ thấp (có thể dưới 0ºC với hàng đông lạnh) và độ ẩm cao. Đồng phục nên được may kín để hạn chế mùi tanh, chống nước và giữ nhiệt tốt. Màu trắng vẫn được ưu tiên trong ngành thủy sản nhờ hiệu ứng tốt về thị giác, đảm bảo vệ sinh.

Đồng phục dành cho nhân viên ngành sản xuất, chế biến hải sản
Đồng phục dành cho nhân viên ngành sản xuất, chế biến hải sản

4.4. Công nhân chế biến nông sản

Thiết kế đồng phục cho công nhân chế biến nông sản không có nhiều khác biệt với những ngành khác. Công nhân chế biến nông sản sẽ thực hiện các công việc như cắt tỉa, đóng gói, dán nhãn rau củ quả. Những mẫu dưới đây sẽ đảm bảo giữ được sự thoải mái và vệ sinh trong quá trình chế biến nông sản.

Đồng phục dành cho nhân viên chế biến nông sản
Đồng phục dành cho nhân viên chế biến nông sản

4.5. Công nhân chế biến đồ hộp

Để sản xuất được thực phẩm đóng hộp, nhà máy cần giữ môi trường hoàn toàn vô trùng và khâu an toàn vệ sinh nghiêm ngặt. Những sản phẩm này sẽ được người tiêu dùng ăn trực tiếp mà không chế biến lại. Do đó, đồng phục cho công nhân chế biến đồ hộp phải giữ được sự sạch sẽ theo tiêu chuẩn.

Mẫu quần áo công nhân chế biến đồ hộp thường được sử dụng nhất là áo tay lỡ đi kèm với quần vải rộng rãi. Đồng phục được may vừa vặn, không bó quá sát gây khó khăn cho quá trình di chuyển. Ngoài ra, công nhân chế biến đồ hộp thường được trang bị thêm mũ trùm đầu, khẩu trang và găng tay. 

Đồng phục dành cho nhân viên chế biến - sản xuất đồ hộp
Đồng phục dành cho nhân viên chế biến – sản xuất đồ hộp

4.6. Công nhân chế biến chế phẩm từ sữa

Nhóm thực phẩm chế biến từ sữa có yêu cầu rất cao về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thông thường, đồng phục sẽ ưu tiên sử dụng màu trắng, xanh lam. Vải kate, kaki thun sẽ mang đến cảm giác thoáng mát, thoải mái và mềm mại dù cho công nhân phải đứng nhiều giờ liền.

5. Nơi may áo đồng phục công nhân thực phẩm hàng đầu

Đồng phục đảm bảo tiêu chuẩn không chỉ tạo động lực làm việc cho công nhân mà còn đại diện cho thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp. Bạn nên tham khảo những địa chỉ may đồng phục công nhân thực phẩm hàng đầu vừa chất lượng vừa hợp lý về mặt giá cả.

Với mỗi doanh nghiệp khác nhau, đồng phục công nhân thực phẩm cần được nghiên cứu, phân tích dựa trên điều kiện, môi trường và đặc trưng riêng. Tuy nhiên, đồng phục công nhân thực phẩm vẫn cần đảm bảo phù hợp với những tiêu chí và chức năng đã được phân tích ở trên. 

Trả lời