Vải Canvas còn được gọi là vải bố luôn được người tiêu dùng lựa chọn và đánh giá cao trong quá trình sử dụng. Từ việc ứng dụng vải trong may thời trang, vải bố còn được dùng để làm các phụ kiện trang trí, túi xách, giày… Tuy nhiên quy trình sản xuất, kinh nghiệm phân biệt chất liệu không phải ai cũng nắm rõ.
Nội Dung Chính
1. Tìm hiểu vải Canvas là gì?
Vải Canvas là loại chất liệu được dệt đơn giản từ sợi gai dầu. Thời nay vải còn được kết hợp nhiều nguyên liệu khác như Cotton, lanh, hemp, sợi tổng hợp để giúp tấm vải khi sử dụng được mềm mại, thời trang hơn.
Vải bố được dùng rộng rãi trong thiết kế thời trang, làm balo, túi xách. Thậm chí chất liệu còn được dùng để tạo nên những đôi giày cá tính, đậm phong cách.
2. Quá trình sản xuất vải Canvas
Mỗi một loại vải trên thị trường sẽ có công đoạn thực hiện khác nhau. Đối với vải bố hay vải Canvas sẽ được thực hiện theo các trình tự như sau:
2.1 Kéo sợi
Trong quá trình thu hoạch xơ bông chúng sẽ được đóng gói lại ở dạng kiện bông thô chứa các sợi có kích thước khác nhau. Nguyên liệu sẽ được đánh tung, làm sạch và thu lại ở dạng tấm phẳng và đều nhau. Tiếp theo sợi bông được nhà máy kéo sợi thô nhằm tăng kích thước, độ bền.
Khi đã được sợi hoàn chỉnh sẽ đi đến quá trình hồ sợi dọc, đây được biết là quá trình dùng hồ tinh bột biến tính và các chất khác như polyacrylate, polyvinylalcol PVA nhằm tạo nên màng hồ bao quanh sợi bông, tăng độ bền, độ bóng của sợi.
2.2 Dệt vải
Dệt vải là sự kết hợp của các sợi ngang cùng sợi dọc để tạo nên tấm vải thành phẩm. Hiện nay quá trình dệt vải bố tiến hành bằng máy móc hiện đại. Tiếp theo vải sẽ được nấu ở áp suất, nhiệt độ cao trong dung dịch hóa học cùng các chất phụ trợ để tách, loại bỏ phần hồ cùng tạp chất có trong sợi thiên nhiên.
Những tấm vải tiếp tục làm bóng để cho sợi cotton trương nở ra, từ đó tăng khả năng thấm nước, bắt màu tốt hơn. Cuối cùng nhà sản xuất sẽ tẩy trắng vải để làm cho màu sắc tự nhiên của vải mất đi lúc đó công đoạn nhuộm vải mới bắt đầu.
2.3 Nhuộm màu
Sợi vải sẽ được xử lý thuốc nhuộm, cùng các chất phụ gia hữu cơ để làm tăng độ bám màu cho tấm vải. Sau các quá trình đó thì công đoạn giặt vải cũng được bắt đầu để tách hợp chất, chất bẩn còn bám dính trên vải. Cuối cùng hoàn thiện tấm vải nhà sản xuất sẽ thực hiện giai đoạn wash vải để các tấm vải khi bán ra thị trường được mềm mại, tăng tính bền đẹp và hạn chế co rút lại.
3. Kinh nghiệm phân biệt các loại vải Canvas
Bạn là người yêu thích thiết kế từ vải bố để tạo nên sự độc đáo, lạ mắt mỗi khi ra đường. Tuy nhiên kinh nghiệm chọn vải thế nào vẫn luôn là câu hỏi khiến bạn phải lắc đầu. Còn chần chờ gì mà không cùng Hải Anh điểm qua cách phân biệt các loại vải Canvas dưới đây:
3.1 Vải bố được dệt từ sợi gai dầu
Đây là một trong số loại vải có ưu điểm nổi bật về vật lý đó là độ bền cao, chống ẩm mốc tuyệt đối, chịu nhiệt cao. Mặc dù khi nhìn vào chất liệu vải không mang lại tính thẩm mỹ cao nhưng lại được ứng dụng khá nhiều. Tuy nhiên trong ngành thời trang chất liệu này lại không được đánh giá cao. Thay vào đó việc dùng vải bố từ sợi gai dầu sẽ dùng để làm trang trí nhiều hơn.
3.2 Vải canvas pha cotton
Khi nhắc đến vải bố phổ biến chắc hẳn rằng các tín đồ thời trang sẽ luôn ưu tiên chọn vải canvas dệt từ sợi cotton. Mặc dù có giá thành rẻ, độ bền cao nhưng lại được đánh giá là chất liệu vải vừa ý nhất. Khi sờ vào bề mặt vải bạn sẽ có cảm giác mát, mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt.
3.3 Vải canvas dệt từ lanh
Có thể ứng dụng vải lanh để dệt thành vải canvas, thế nhưng tính chi phí thì lại khá cao. Vì thế việc lựa chọn chất liệu này trong may mặc còn khá e dè. Tuy nhiên các tín đồ thời trang chịu chơi muốn trải nghiệm sự mềm mại, phóng khoáng từ chất liệu này có thể xem xét.
4. Đánh giá tổng quát về vải Canvas?
4.1 Ưu điểm
– Vải canvas nổi tiếng nhất trên toàn thế giới với ưu điểm bền chắc tuyệt đối. Bạn có thể sử dụng thiết kế trong nhiều năm liền mà không lo vấn đề hư hỏng.
– Chống nước: Vải canvas tự nhiên không chống nước nhiều. Vì thế các nhà sản xuất đã tăng cường thêm phương pháp chống thấm khi hoàn thành quy trình sản xuất vải. Chính vì lẽ đó mà vải canvas được dùng nhiều.
– Vải bố giữ màu tốt trong các điều kiện thời tiết, kể cả quá trình sử dụng lâu dài.
– Nhẹ, dễ dàng vệ giặt.
4.2 Nhược điểm
– Chính bởi chất liệu khá dày nên quá trình giặt sẽ lâu khô.
– Vải canvas trong thời trang chủ yếu sử dụng cho mùa đông.
5. Những trang phục thường sử dụng vải Canvas
Trong thời trang vải canvas được ứng dụng nhiều trong việc làm phụ kiện đi kèm như balo, túi xách, giày dép và những thiết kế mùa thu đông.
5.1 Đầm và váy thời trang
Công nghệ hiện đại sẽ cho phép nhà sản xuất ứng dụng đặc tính nổi bật của chất liệu canvas vào ngành may mặc. Những thiết kế váy, đầm được nhiều cô nàng sang chảnh lựa chọn để tăng thêm vẻ đẹp cuốn hút, độc đáo, thể hiện cá tính.
5.2 Chân váy chữ A
Với chất liệu dày, bền và không thấm nước vì thế chất liệu còn được dùng để thiết kế nên những chiếc váy chữ A ngắn. Khi kết mix thêm chiếc áo phông hợp màu sắc, đi kèm phụ kiện chiếc túi vải bố sẽ giúp nàng tự tin, trẻ trung hơn rất nhiều.
5.3 Set đồ vải Canvas
Xu hướng thời trang năm nay được các bạn trẻ yêu thích là set đồ chân váy, quần kết hợp cùng chiếc áo vest ngắn tay, dài tay. Không cần quá cầu kỳ nàng cũng đã làm tan chảy biết bao trái tim yêu thích cái đẹp.
6. Giá bán của vải Canvas trên thị trường hiện nay
Hiện nay trên thị trường giá vải Canvas sẽ dao động từ 30,000 – 60,000 đồng/m. Sẽ cần căn cứ vào chất lượng vải mà giá thành sẽ giao động khác nhau.
– Nếu là vải khổ ngang 1.2m giá 30,000 VNĐ /m, sẽ có hai loại vải dệt thưa và khít.
– Vải khổ 1.4m giá 39,000 đồng/m cho vải có màu trắng.
– Các loại vải canvas màu giá 45,000 đồng/m.
– Vải canvas họa tiết giá 55,000 đồng/m.
Thông qua bài chia sẻ về vải canvas có lẽ bạn đã hiểu rõ hơn về chất liệu này. Còn chần chờ gì không tham khảo và chốt ngay mẫu thiết kế từ chất liệu này để giúp bạn thêm cá tính, trẻ trung và thể hiện được phong cách riêng của mình.